Monday, January 4, 2010

Corruption in schools a big problem in Vietnam

Do Viet Khoa, a high school math and geography teacher,sits in his house in Thuong Tin district in Hanoi, Vietnam, Wednesday, Dec. 10, 2008. Khoa has been trying to root out the petty bribery and cheating that plagues schools across Vietnam, where poorly paid teachers and administrators squeeze money out of impoverished parents who can’t afford to pay but feel they have no choice. (AP Photo/Chitose Suzuki)
San Francisco Chronicle / Press Democrat / Star Tribune /









By BEN STOCKING Associated Press Writer




Published: Saturday, December 27, 2008 at 11:39 a.m.Last Modified: Saturday, December 27, 2008 at 11:39 a.m.





HANOI, Vietnam – The thugs came after dark, as Do Viet Khoa and his family were getting ready for bed.
He says they punched him, kicked him, stole his camera and terrified his wife and children.
Khoa, a high school math and geography teacher, thinks the message was clear: Stop blowing the whistle on school corruption – or else.
For several years, Khoa has been fighting the petty bribery and cheating that plagues schools across Vietnam, where poorly paid teachers and administrators squeeze money out of even poorer parents.
Vietnam’s leaders approved a sweeping anti-corruption law in 2005, but implementation is uneven. The country still ranks poorly on global corruption surveys, and for ordinary Vietnamese, who treasure education, school corruption is perhaps the most infuriating of all.
Few dare to fight it, for fear of retaliation.
A slight, ordinary-looking man from a farming village, 40-year-old Khoa made a dramatic entrance onto the national scene two years ago. He videotaped students cheating on their high school graduation exams while their teachers watched and did nothing. State-owned TV stations played the tape repeatedly.
With TV cameras in tow, Vietnam’s education minister went to Khoa’s house to hand him a certificate praising his courage. Khoa appeared on Vietnam’s version of the Larry King show. The principal of the Van Tao High School, where Khoa has taught since 2000, was transferred.
But back in his farming village of Van Hoa, about 15 miles outside Hanoi, Khoa got anything but a hero’s welcome.
Teachers and administrators resented the unflattering spotlight. Even among parents and students, who stood to gain most from Khoa’s efforts, few came to his defense.
All the parents wanted was to get their children through school and into jobs, even if they had to cheat to pass their exams, Khoa said.
“The entire community has shunned me,” Khoa said. “They harass me on the phone, they send me letters. They say I put my thirst for fame ahead of their children’s welfare. Some of them even threatened to kill me.”
Thinh Van Nam, 27, a teacher at the school, thinks Khoa has brought his problems on himself.
“Khoa says we isolated him, but it is not true,” Nam said. “When someone feels ostracized by his peers, he needs to ask himself why.”
Matters escalated last month, when the four men came to Khoa’s house – two of them guards at his school, according to news reports. Police are still investigating.
Khoa has also run afoul of the new principal, Le Xuan Trung, after sending a letter to national and local officials alleging that Trung imposed various unfair fees to enrich school staff at parents’ expense.
One of Khoa’s biggest complaints is the “extra classes” implemented at his school and others across the country, in which regular school teachers tutor students for money.
“If they don’t go, the teachers give them bad grades,” said Khoa.
A teacher can triple a salary by packing students into the sessions. These cost parents about $6 a week – nearly as much as they earn farming rice.
Principal Trung did not respond to an interview request. But he was quoted in the People’s Police newspaper as saying enrollment in the classes is voluntary.
Trung reportedly said Khoa “did not always concentrate on his teaching and follow the school regulations,” and “he used his camera and recorder too much, so people did not feel comfortable talking to him.”
One man defending the teacher is Vu Van Thuc, whose son goes to the school. “He is raising his voice against these absurd requirements imposed by the school,” he said.
“He is really brave,” said Giang Xuan Dung, a math teacher. “I admire him for his courage and patience.”
Other schools have offered to hire Khoa.
“I thought we should support him,” said Van Nhu Cuong, a Hanoi headmaster who tried to hire him. “We really need people who dare to speak out.”
Khoa refused because the school is too far from his home.
His wife, Nguyen Thi Nga, worries about her husband’s crusade.
“This has caused us a lot of stress,” she said. “I wish everyone would join the fight against corruption so that we wouldn’t be the odd ones out.”
No matter what happens, Khoa said, he won’t stop fighting to uphold the ideals of honesty and integrity promoted by the communist revolutionaries who freed Vietnam from colonial rule.
“Many teachers are soiling the image of education,” he said. “Corruption is a betrayal of communist ideology and of the country.”




Vietnamese





Tham nhũng trong nhà trường .Một vấn nạn lớn ở Việt Nam.








Thầy giáo dạy toán và địa lý Đỗ Việt Khoa, trong ngôi nhà của mình tại huyện Thường Tín, Hà Nội, Việt Nam, hôm thứ Tư, mùng 10-12-2008. Thầy đang cố gắng trừ tiệt nọc những hành động hối lộ và gian dối lặt vặt loang ra như bệnh dịch tại các trường ở khắp đất nước Việt Nam, nơi mà những thầy cô giáo và các cán bộ quản lý giáo dục với mức lương còm cõi phải bóp nặn những đồng tiền từ các bậc cha mẹ khốn khó không có đủ điều kiện để lo cho con nhưng cảm thấy họ không có lựa chọn nào khác. (AP/Chitose Suzuki)
San Francisco Chronicle / Press Democrat




Thứ Bảy, ngày 27-12-2008
HÀ NỘI, Việt Nam – Những kẻ côn đồ đã tới sau khi trời sập tối, lúc ông Đỗ Việt Khoa và gia đình đang sắp sửa đi ngủ.
Ông kể là chúng đã đấm, đá ông, ăn cắp chiếc máy ảnh của ông và làm cho vợ con ông khiếp sợ.
Ông Khoa, một giáo viên toán và địa lý, đã nghĩ là thông điệp của chúng thật rõ ràng: chấm dứt việc tố cáo hiện tượng tham nhũng tại nhà trường và ở những nơi khác.
Trong nhiều năm qua, thầy Khoa đã và đang phải chiến đấu với những hành động mua chuộc hối lộ và gian lận lặt vặt lây lan như bệnh dịch trong các nhà trường trên khắp đất nước Việt Nam, nơi mà những thầy cô giáo và những nhà quản lý giáo dục được trả mức lương còm cõi nên phải bóp nặn những đồng tiền thậm chí trong số những bậc cha mẹ nghèo khó.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã phê chuẩn một bộ luật chống tham nhũng chung trong năm 2005, thế nhưng việc thi hành nó không đồng đều. Đất nước này vẫn được xếp vào loại yếu kém trong các cuộc khảo sát về nạn tham nhũng toàn cầu, và đối với những người Việt Nam bình thường, vốn trân trọng việc học hành, thì tệ nạn tham nhũng trong nhà trường là điều đáng căm giận nhất cho tất cả mọi người.
Ít ai dám chống lại hành động tham nhũng, do họ lo sợ hành động trả thù.
Một người đàn ông mảnh khảnh, có vẻ bên ngoài bình thường ở một làng quê thuần nông, thầy Khoa, 40 tuổi, đã mở ra một trang đầy kịch tính trên bối cảnh đất nước này hai năm về trước. Ông đã quay phim những học sinh gian lận trong các kỳ thi tốt nghiệp trung học của mình trong lúc các thầy cô giáo khác coi thi đã không làm gì. Các đài truyền hình của nhà nước đã phát đi phát lại đoạn băng này.
Với những ống kính truyền hình đi theo sau, vị bộ trưởng giáo dục của Việt Nam đã tới nhà thầy Khoa để trao cho ông một tấm giấy khen ca ngợi tinh thần dũng cảm của ông. Thầy Khoa đã xuất hiện trên một chương trình kiểu như của Larry King tại Việt Nam. Vị hiệu trưởng của trường Trung học Vân Tảo, nơi thầy Khoa dạy từ năm 2000, đã bị thuyên chuyển công tác.
Thế nhưng khi trở lại với làng quê Vân Hòa của mình, vùng ngoại ô cách trung tâm Hà Nội khoảng 15 dặm, thầy Khoa đã chẳng nhận được một lời chào đón như một người anh hùng.
Các thầy cô giáo và những cán bộ quản lý giáo dục đã tỏ ra bực bội về địa vị nổi bật của con người không biết xu nịnh này. Thậm chí trong số phụ huynh và học sinh, những người đã giữ lập trường ủng hộ đến mức tuyệt đối trước các nỗ lực của thầy Khoa, thì chỉ có ít người bảo vệ ông.
Tất cả những gì mà các bậc cho mẹ mong muốn là cho con em họ ra trường và kiếm được việc làm, thậm chí nếu như họ phải dối trá để qua được kỳ thi cử, thầy Khoa nhận xét.
“Cả cộng đồng xa lánh tôi, thầy Khoa kể. “Họ quấy rối tôi qua điện thoại, họ gửi cho tôi những bức thư. Họ nói là tôi đã đặt ham muốn nổi danh của mình lên trên hạnh phúc của con cái họ. Một vài người trong số họ thậm chí còn doạ giết tôi nữa.”
Anh Thinh Văn Nam, 27 tuổi, một giáo viên của trường, thì cho là thầy Khoa đã tự chuốc lấy phiền toái vào mình.
“Thầy Khoa nói là chúng tôi cô lập thầy ấy, nhưng điều đó không đúng,” thầy Nam nhận xét. “Khi ai đó cảm giác là bị những người ngang hàng với mình tẩy chay, thì anh ta cần tự hỏi mình là vì sao.”
Các vụ việc đã diễn ra theo chiều hướng leo thang trong tháng qua, khi bốn người đàn ông tới nhà thầy Khoa – hai trong số họ là bảo vệ nhà trường, theo như tin tức báo chí cho hay. Hiện công an vẫn đang điều tra vụ việc.
Thầy Khoa cũng đã động chạm tới vị hiệu trưởng mới, ông Lê Xuân Trung, sau khi gửi một bức thư cho các giới chức trung ương và địa phương, khẳng định rằng ông Trung đã áp đặt nhiều khoản lệ phí không đúng nguyên tắc nhằm làm giàu cho cán bộ nhân viên nhà trường từ chi phí của cha mẹ học sinh.
Trong những lời phàn nàn mạnh mẽ nhất của thầy Khoa là về “những lớp mở thêm” được thực hiện ở trường của mình và những nơi khác trên khắp đất nước, mà tại đó các thầy cô giáo trong biên chế nhà trường đã dạy thêm học sinh để kiếm tiền.
“Nếu các em không học, thì các thầy cô giáo sẽ cho điểm kém,” thầy Khoa nói.
Một giáo viên có thể tăng lên gấp ba lần khoản thu nhập của mình bằng cách nhồi nhét các học sinh vào trong những buổi học thêm đó. Điều này đã làm tốn kém cho các bậc cha mẹ khoảng 6 đô la một tuần – nhiều gần bằng số tiền họ kiếm được từ nghề nông.
Thầy Trung hiệu trưởng đã không trả lời trước yêu cầu có một cuộc phỏng vấn. Thế nhưng ông đã được trích lời trên tờ báo Công an Nhân dân khi nói rằng các học sinh tham gia những lớp học này là tự nguyện.
Theo bài báo thì ông Trung cho rằng thầy Khoa “thường không tập trung vào việc dạy học và không tuân theo các quy định của nhà trường,” và “thầy đã sử dụng máy ảnh và máy ghi âm của mình quá nhiều, nên làm cho mọi người không cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với thầy.”
Một người đang bảo vệ thầy Khoa là ông Vũ Văn Phúc, có con trai đang học ở trường Vân Tảo. “Thầy giáo đang lên tiếng chống lại những đòi hỏi vô lý mà nhà trường đã áp đặt này,” ông nói.
“Thầy thực sự là người can đảm,” đó là nhận xét của ông Giang Xuân Dũng, một thầy giáo dạy toán. “Tôi khâm phục tinh thần dũng cảm và bền bỉ của thầy.”
Các trường khác đã đưa ra đề nghị mời thầy Khoa về làm việc.
“Tôi nghĩ là chúng ta phải ủng hộ thầy Khoa,” ông Văn Như Cương, một hiệu trưởng nhà trường ở Hà Nội, người từng cố gắng mời thầy Khoa về trường mình, đã nói. “Chúng tôi thực sự cần những người dám nói thẳng nói thật.”
Thầy Khoa đã từ chối bởi vì trường này quá xa nhà thầy.
Vợ thầy, bà Nguyễn Thị Nga, đã lo lắng cho “cuộc thập tự chinh” của chồng mình.
“Chuyện này đã gây ra cho chúng tôi nhiều phiền toái,” bà kể. “Tôi mong mọi người sẽ hưởng ứng cuộc đấu tranh chống lại tham nhũng để chúng tôi sẽ không trở thành những kẻ lẻ loi.”
Chẳng có chuyện gì xảy ra, thầy Khoa nói, ông sẽ không ngừng đấu tranh để ủng hộ cho tinh thần trung thực và chính trực đã được đẩy mạnh bởi những người làm cuộc cách mạng vô sản giải phóng Việt Nam từ chế độ thuộc địa.
“Nhiều thầy cô giáo đang làm nhơ bẩn hình ảnh của ngành giáo dục,” ông nhận xét. “Tham nhũng là một hành động phản bội lại tư tưởng cộng sản và phản bội đất nước.”
















No comments:

Post a Comment